Không phân loại 10 June, 2019 – 03:01

TPO – True Product Offering tiêu chuẩn đầu tư mới thay thế IEO

Copied to clipboard
Copied to clipboard

Lĩnh vực đầu tư và gọi vốn đã chứng kiến những thay đổi mang tính cách mạng trong những năm gần cuối 2010, nhờ có sự “trỗi dậy” của công nghệ blockchain và tiền điện tử. Từ những mô hình gọi vốn truyền thống được thực hiện thông qua thị trường chứng khoán chính thống như IPO, đến các dự án gọi vốn đầu tư mạo hiểm(VCs) và các quỹ đầu tư. Hiện nay, gọi vốn cộng đồng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, cho phép bất cứ ai cũng có thể đầu tư và gọi vốn mà không cần quá nhiều quy định kiểm soát nghiêm ngặt, thông qua các loại tiền điện tử coins, tokens. Thời gian gần đây, ICO, STO và IEO là những hình thức gọi vốn cộng đồng phổ biến đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.

Từ ICO đến IEO

Chắc hẳn, có nhiều người đã nghe về IEO. Gần đây, cùng với những phi vụ IEO đình đám từ Binance, Okex, Houbi, Kucoin, Gate.io, Bittrex và v.v. IEO được cho là phiên bản nâng cấp của ICO – một hình thức gọi vốn mà sau rất nhiều vụ lừa đảo và gian lận đã đánh mất niềm tin của công chúng. Nói một cách chính xác, các dự án IEO “đáng tin hơn” so với ICO vì các dự án có được sự đảm bảo từ các sàn giao dịch uy tín.

Một trong những nền tảng phát hành IEO thành công nhất cho đến thời điểm hiện tại là Binance, khi chưa có bất cứ dự án nào thất bại khi ra mắt trên Launchpad của họ. Đã có những trường hợp, các token được bán hết trong khoảng thời gian ngắn và giá tăng gấp đôi, gấp ba và thậm chí nhiều lần sau khi niêm yết lên sàn. Do đó, nó tạo ra tâm lý FOMO và thổi phồng về token trong cộng đồng nhà đầu tư. Nhiều sàn giao dịch khác như Okex, Houbi, Kucoin cũng đã nhảy vào cuộc đua IEO để nắm bắt xu hướng mới này.

Tuy nhiên, liệu IEO có còn là một phương thức gây quỹ cộng đồng đáng tin cậy và hiệu quả cho các dự án tiềm năng không, sau những hiệu ứng FOMO và FUD từ cả sàn giao dịch và các nhà đầu cơ? Thật ra, các nhóm dự án phải trả khá nhiều tiền cho sàn để có thể được IEO dựa trên danh tiếng của sàn. Ban đầu, IEO thực sự là một chiêu trò marketing hoàn hảo bởi mức độ phổ biến và tính lan truyền của nó đã mang lại cho các nhóm dự án nhiều khoản đầu tư hơn và thanh khoản thị trường cao hơn. Nhưng liệu IEO có đem lại cho các dự án lượng vốn đủ để bù đắp chi phí bỏ ra hay không?

Bên cạnh phí niêm yết như bình thường, nhóm dự án sẽ phải chịu các chi phí ngầm khác để đảm bảo token của họ sẽ tăng cao hơn x5, x10 sau khi niêm yết. Những người đầu cơ chỉ kỳ vọng token lên giá ngay sau khi niêm yết để họ có thể xả bán, chốt lời và bỏ mặc thị trường bị bán tháo lại đằng sau. Họ không quan tâm nhiều đến giá trị cốt lõi của token và sự phát triển của sản phẩm. Về phía các sàn giao dịch, để duy trì danh tiếng của mình, họ chỉ muốn đội ngũ dự án cam kết rằng token sẽ lên giá với chi phí mà bên dự án tự phải bỏ ra. Trên thực tế, nhiều IEO gần đây đã không đạt được số vốn mục tiêu của họ và bị nghi ngờ tạo khối lượng bán ảo. Những người mua IEO gần như là những nhà giao dịch nhỏ lẻ (chỉ giới hạn đầu tư khoảng 1.000 đô la Mỹ) và tìm kiếm lợi nhuận “tức thời”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nâng tầm IEO tới cấp độ mới, nơi các dự án tuyệt vời có thể tiếp cận với các nhà đầu tư coi trọng giá trị thực, hay thậm chí là các quỹ đầu tư?

TPO – giải pháp thay thế cho IEO

Nami Exchange vừa giới thiệu một khái niệm mới – TPO với mục tiêu kết nối các dự án thực sự với các nhà đầu tư thực sự.

TPO – True Product Offering, cũng tương tự như IEO là nó cũng được tiến hành thông qua sàn giao dịch, tuy nhiên với các tiêu chuẩn khác nhau. Đối với TPO, dự án phải có sản phẩm đã hoạt động và mã thông báo của họ có thể được chi tiêu “trong hệ sinh thái.

Nền tảng TPO thiết kế một mô hình hoàn chỉnh để giúp minh bạch hoá quá trình gọi vốn, giải ngân và sử dụng vốn.

Các dự án sẽ chứng minh tiềm năng phát triển của sản phẩm thông qua các chỉ số cơ bản bao gồm tốc độ tăng trưởng người dùng và sử dụng token. Những chỉ số này đóng vai trò như là một cột mốc, điều kiện để giải ngân vốn cho dự án trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể, nếu nhóm dự án thành công trong việc đạt được mục tiêu đúng hạn, quỹ đầu tư sẽ được giải ngân một phần cùng với việc unlock token (thời gian vesting tùy thuộc vào sàn giao dịch).

Nami Exchange yêu cầu nhóm dự án thiết lập mục tiêu cho 4 giai đoạn, đó là Hoàn thiện, Triển khai, Bứt phá và Mở rộng. Nếu họ không đáp ứng những mục tiêu đã cam kết, vốn sẽ được hoàn trả cho các nhà đầu tư. Trong 4 giai đoạn, các nhà đầu tư có thể theo dõi chặt chẽ các chỉ số tăng trưởng theo thời gian thực và đánh giá hệ sinh thái phát triển tốt như thế nào.

Các nhà đầu tư cần chứng minh sự hiểu biết của họ về các sản phẩm bằng cách trải nghiệm sản phẩm thực sự. Để tham gia TPO, các nhà đầu tư cần hoàn thành một số “nhiệm vụ” của hệ thống liên quan đến các sản phẩm và token. Họ sẽ cân nhắc đầu tư vào các dự án dựa trên “khẩu vị” đầu tư và ngân sách của họ. Hơn nữa, thực hiện nhiệm vụ là bước quan trọng để các nhà đầu tư/người dùng hiểu rõ về sản phẩm trước khi bỏ phiếu đưa token niêm yết trên các nền tảng TPO khác.

Nếu IEO là một trò chơi dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ vì mức đầu tư chỉ bị giới hạn ở 1.000 đô la Mỹ thì TPO nới rộng sân chơi hơn cho những nhà đầu tư lớn. Dựa trên số tiền đầu tư của họ, các nhà đầu tư sẽ được phân thành 3 nhóm: VC (đầu tư mạo hiểm), Shark và Nhà đầu tư nhỏ, số slot sẽ được phân bổ cho 3 phân khúc dựa theo Hard Cap như sau:

  • VC/quỹ: 50.000 đô la Mỹ – chiếm 20%
  • Cá mập/nhà đầu tư lớn: 20.000 đô la Mỹ – chiếm 30%
  • Nhà đầu tư nhỏ: khoảng 2.000 đô la Mỹ – chiếm 50%

Nếu nhà đầu tư lo lắng về việc thao túng giá bởi các cá mập nắm giữ một lượng đáng kể so với tổng cung, thì cơ chế mở khóa token từng phần có thể ngăn ngừa rủi ro thao túng giá.

Nami Exchange được xem là nền tảng giao dịch đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn TPO cho Nami Launchpad của mình, nhằm mục tiêu kết nối những dự án thật với những nhà đầu tư giá trị đích thực; và SPIN được lựa chọn là dự án đầu tiên sẽ tiến hành gọi vốn theo tiêu chuẩn TPO.

SPIN sẽ là dự án TPO đầu tiên trên Nami Launchpad

SPIN là một loại token nội bộ có thể được sử dụng trong BitBattle.io – một nền tảng thách đấu trading P2P và hệ sinh thái Nami Exchange. Trong BitBattle.io, người dùng sử dụng SPIN để đưa ra dự đoán về giá BTCUSD trong phút tiếp theo (nến M1) bằng cách chọn UP / DOWN / SIDEWAYS. Càng nhiều câu trả lời đúng, cơ hội thắng càng cao và phần thưởng họ có thể kiếm được càng lớn. Các trader phải đóng góp tiền của họ vào Reward pool, cạnh tranh với các trader khác và giành được các giải thưởng có giá trị.

Ngoài ra, SPIN còn có thể được trao đổi để gia tăng lợi nhuận và thanh toán phí dịch vụ trên Nami Exchange.

Lộ trình unlock SPIN:
  • Hoàn thiện: mở khóa 20% token và giải ngân 20% vốn.
  • Triển khai: mở khóa 30% token và giải ngân 30% vốn.
  • Bứt phá: mở khóa 30% token và giải ngân 30% vốn.
  • Mở rộng: mở khóa 20% mã token và giải ngân 20% vốn.

Giá SPIN sẽ được hỗ trợ trong dài hạn bằng cách kiểm soát nguồn cung lưu thông cùng với sự phát triển của hệ sinh thái (được tính bằng các chỉ số tăng trưởng theo thời gian thực). Nami Exchange chịu trách nhiệm điều chỉnh và giám sát việc phát triển sản phẩm và token cùng một lúc.

Cách thức tham gia TPO
  1. Nghiên cứu dự án
  2. Đăng ký và thực hiện KYC trên sàn TPO
  3. Nạp tiền để chuẩn bị cho đợt mở bán token
  4. Trải nghiệm và sử dụng sản phẩm để có những đánh giá khách quan nhất về dự án
  5. Đầu tư theo nhu cầu và nguồn lực của bản thân
  6. Tham gia voting để đưa token niêm yết trên các sàn giao dịch chung chuẩn TPO

___

Giới thiệu về Nami Corporation

Nami Corp. là một start-up FinTech hoạt động trong lĩnh vực Đầu tư và Công nghệ trên nền tảng công nghệ Blockchain. Nami đã xây dựng và phát triển một hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm và dịch vụ tài chính để hỗ trợ toàn diện cho nhà đầu tư, tối ưu hoá các hoạt động và lợi nhuận của cộng đồng với khẩu hiệu “Change mindset, make giant steps”.