30 May, 2019 – 06:35

Tại sao có thể nói TPO tốt hơn IEO?

Copied to clipboard
Copied to clipboard

Crypto là một thị trường còn khá non trẻ, khi mà hầu hết mọi người vào thị trường đều với tâm lý lướt sóng, bản chất tâm lý là đầu cơ chứ rất ít những nhà đầu tư thực sự. Chính tâm lý đó đã tạo nên những áp lực rất lớn cho các đơn vị startup. Vì để phát triển họ cần một quá trình xây dựng vững chắc theo từng giai đoạn chứ không thể chớp nhoáng đi lên trong ngắn hạn được. Từ những thực trạng trên, ý tưởng hình thành nên TPO được ra đời. Vậy TPO có những điểm gì nổi bật và ưu Việt hơn IEO, hãy cùng Nami tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Hạn chế tình trạng đầu cơ lướt sóng

TPO sinh ra để kết nối những nhà đầu tư đúng nghĩa với những đơn vị hoạt động nghiêm túc để tạo ra giá trị thực sự. TPO thích hợp với nhóm nhà đầu tư dài hạn. Với nhóm này, thường thì họ sẽ đầu tư về công sức, thời gian tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc về dự án để đưa ra những đánh giá trước khi quyết định đầu tư. Và khi đã lựa chọn được thì họ sẽ đồng hành cùng dự án, do vậy sẽ hạn chế được tình trạng “xả hàng” như các IEO.

Giảm thiểu được chi phí listing sàn, tăng chất lượng dự án

TPO sẽ giúp các chủ dự án không còn phải bận tâm về vấn đề chi phí đắt đỏ hay những khó khăn trong thủ tục để giao dịch trên sàn. Thay vào đó họ cần đáp ứng được những tiêu chí nghiêm ngặt từ chủ sàn để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư cũng như chứng minh được những giá trị thực sự mà dự án của họ đem lại.

Tạo điều kiện để nhà đầu tư và chủ dự án có môi trường tương tác

Về phía các nhà đầu tư thì mô hình này giúp họ có cơ hội tiếp cận sát hơn với những đơn vị phát hành và trải nghiệm sản phẩm thực tế của những đơn vị đó. Điều này giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét, cũng như là cơ sở để đánh giá về dự án trước khi họ đưa ra quyết định đầu tư. Về phía dự án thì đây cũng là dịp để họ nhận được sự phản hồi từ phía người dùng, giúp hoàn thiện hơn sản phẩm của mình.

Hạn chế tối đa những rủi ro cho các nhà đầu tư

TPO có những cơ chế cụ thể và nghiêm ngặt dành cho chủ dự án, đó cũng là động lực để các đơn vị có trách nhiệm hơn với dự án của mình. Các cơ chế cụ thể là : cơ chế giải ngân, cơ chế hoàn tiền đầu tư khi dự án không thực hiện được Milestone đề ra, cơ chế điều phối lượng token phát hành.

Có thêm cơ chế phân cấp nhóm nhà đầu tư

Cụ thể thì những nhà đầu tư tham gia TPO được chia thành 3 nhóm lớn dựa theo lượng vốn đầu tư là: Quỹ đầu tư (VC), cá mập (Shark) và nhóm nhà đầu tư nhỏ với số lượng slot hữu hạn. Mục đích của việc này là giúp tiếp cận dễ dàng với nhiều nhóm đối tượng nhà đầu tư theo nhu cầu đầu tư của họ.

Những xu hướng trong ngắn hạn nhanh chóng bùng nổ rồi cũng lại bị dập tắt trong chốc lát vì chúng không đem lại những giá trị thực sự về mặt dài hạn. Sự thất bại của những dự án ICO, IEO trong thời gian vừa qua cũng đã khiến lòng tin của các nhà đầu tư giảm đi rõ rệt. Giờ đây thị trường rất cần một nơi để kết nối và trao đổi sự đảm bảo thay vì chỉ dựa vào  niềm tin và sự kỳ vọng trên những tờ giấy trắng như trước kia. Và đó cũng chính là sứ mệnh mà TPO mong muốn thực hiện cho thị trường crypto.

___

Giới thiệu về Nami Corporation

Nami Corp. là một start-up FinTech hoạt động trong lĩnh vực Đầu tư và Công nghệ trên nền tảng công nghệ Blockchain. Nami đã xây dựng và phát triển một hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm và dịch vụ tài chính để hỗ trợ toàn diện cho nhà đầu tư, tối ưu hoá các hoạt động và lợi nhuận của cộng đồng với khẩu hiệu “Change mindset, make giant steps”.